Cấu tạo trần thạch cao
Trần thạch cao là một loại vật liệu dùng để làm trần. Là sự kết cấu tổ hợp của các lớp vật liệu gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ khác tạo nên những chức năng sau:
– Khung xương của thạch cao tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần sàn bê tông cốt thép hoặc các kết cấu mái của căn nhà.
– Tấm thạch cao giúp tạo mặt phẳng cho trần và được liên kết với hệ khung nhờ các vít chuyên dụng.
– Lớp sơn bả giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần
Trần thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… Mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp cho không gian sống.
Các loại Trần thạch cao theo cấu tạo
1. Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay nhũng đường dây điện, ống nước… Dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà.
Ưu điểm:
– Trần thạch cao thả có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt… Đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa tố không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa – các thành phần độc hại.
– Quá trình thi công nhanh gọn tiết kiệm được thời gian
– Thi công trần thả, trần nổi thường có chi phí rẻ hơn so với những mẫu trần thạch cao khác
– Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới một cách thuận tiện.
– Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần, việc thay thế lắp đặt từ đó trở nên dễ dàng hơn.
– Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co võng sau quá trình thi công
Nhược điểm:
– Trần nổi (trần thả) có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.
– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) it ứng dụng cho thiết kế nhà diện tích nhỏ đẹp mà thường được ứng dụng cho các – không gian lớn như nhà xướng, hội trường.
– Xét về tính thẩm mỹ thì những trần nổi thường không có thẩm mỹ cao bằng những trần chìm.
Trần thạch cao chìm
– Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.
Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.
2. Trần thạch cao phẳng
Ưu điểm
– Quá trình thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức
– Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.
– Thích hợp để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.
Nhược điểm
– Các loại trần thạch cao phẳng bị hạn chế về các mẫu mã.
– Dễ bị lộ các lỗi khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp. Ví dụ, trong quá trình thi công, nếu xử lý mối nối không cẩn thận có thể khiến trần bị gồ lên hoặc lăn sơn không đều sẽ dễ dàng bị phát hiện nếu đứng quay mặt về phía ánh sáng.
3. Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần nhà thạch cao có khung xương chìm và bề mặt tấm thạch cao được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp tạo thành một mặt phẳng riêng.
Ưu điểm
– Có thể phối nhiều cảnh đẹp, các họa tiết hoa văn bố trí trên trần. Làm nổi bật nên nét đặc sắc của hệ trần và không gian thi công.
– Tính thẩm mỹ cao nên trần giật cấp cũng yêu cầu nhiều kỹ thuật và thợ tay nghề cứng khi thi công
Nhược điểm
– Công đoạn làm phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với hệ trần thach cao khung xương nổi.
– Quá trình tháo dỡ tấm và lắp đặt khó khăn, giảm bớt tính thẩm mỹ của hệ trần. Nếu sự cố rò rỉ nước trên mái xảy ra có thể phải tháo dỡ và thay mới toàn bộ hệ trần.
Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần nhà thạch cao có khung xương chìm và bề mặt tấm thạch cao được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp tạo thành một mặt phẳng riêng.
Ưu điểm
– Có thể phối nhiều cảnh đẹp, các họa tiết hoa văn bố trí trên trần. Làm nổi bật nên nét đặc sắc của hệ trần và không gian thi công.
– Tính thẩm mỹ cao nên trần giật cấp cũng yêu cầu nhiều kỹ thuật và thợ tay nghề cứng khi thi công
Nhược điểm
– Công đoạn làm phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với hệ trần thach cao khung xương nổi.
– Quá trình tháo dỡ tấm và lắp đặt khó khăn, giảm bớt tính thẩm mỹ của hệ trần. Nếu sự cố rò rỉ nước trên mái xảy ra có thể phải tháo dỡ và thay mới toàn bộ hệ trần.