Tường 10 là gì ?
Tường 10cm(tường 100mm) hay còn gọi là tường con kiến, tường 10 xây bằng một lớp gạch ống 4 lỗ có độ dày 8cm, tô trát tường mỗi bên 1.5cm nên có độ dày 11cm, được thi công có tác dụng như một tấm phiên, đóng vai trò bao che, hình thành khung và tường ngăn chia không gian bên trong nhà giúp tiết kiệm diện tích cho công trình. Tường bao không có tác dụng chịu lực mà chủ yếu là cột, dầm.
Ưu nhược điểm khi xây tường 10
1. Ưu điểm
- Tường 10 có ưu điểm là thi công nhanh, khả năng thoát nhiệt nhanh, không tốn kém nhiều vật tư xây dựng và tiết kiệm diện tích cho công trình. Trong gói thi công tiêu chuẩn thông thường cho nhà phố tất cả tường bao đều xây tường 10 một lớp. Tuy nhiên, tường 10 cũng có nhiều nhược điểm mà các gia chủ nên cân nhắc.
- Thứ nhất là tường 10 có khả năng chống nóng, chống ồn kém, có thể bị thấm nước chân tường và rạn nứt, xuống cấp nhanh, không đảm bảo về mặt an ninh. Tường 10 cũng chỉ phù hợp cho những nhà xây ít tầng, khối lượng nhẹ, tường bao được các nhà khác che chắn xung quanh.
- Bên cạnh đó, đối với các trường hợp nhà xây tường 10, nếu một trong các ngôi nhà xung quanh mà đào móng sẽ vô cùng nguy hiểm đến sự an toàn của ngôi nhà, nhẹ thì có thể bị lún, nặng thì nhà bị sập. Xây nhà tường 10 nhưng các cột phải làm bằng bê tông cốt thép nhằm thu tải trọng của ngôi nhà xuống các cột..
2. Nhược điểm
- Được biết, gạch xây tường đơn có kích thước phổ biến là 6,5 x 10,5 x 22cm. Sau khi trát vữa thì có độ dày trung bình là từ 110 – 120mm. Hình dung kích thước này ta có thể thấy tường 10 khá mỏng. Do vậy đây chính là nhược điểm của tường và gây ra những điểm hạn chế như:
- Khả năng chống ồn, chống ẩm kém: Đặc biệt ở những ngôi nhà mặt đường. Tường nhà sẽ rất dễ bị thấm nước, xuống cấp và rạn nứt.
- Xây nhà tường chịu lực với tường 10 kém vì kích thước tường nhỏ
Cách xây tường 10
- Tường 10 khá mỏng, thực tế dày khoảng 110mm, kết hợp cả lớp vữa trát 2 bên có thể lên tới 130-140mm nên khi xây cần chú ý đến độ thẳng đứng của tường, tránh để bị nghiêng, lệch hay vặn.
- Với tường 10 không bao gồm trát, tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch như sau: Số lượng gạch từ 55-70 viên, xi măng khoảng 5kg, cát 0,02-0,04m3. Nếu trát sẽ cần khoảng 12kg xi măng.
- Cần chú ý đến độ dày của mạch đứng là 10mm, mạch nằm là 12mm, tránh để mạch quá dày hay quá mỏng sẽ làm xô lệch tường.
- Xây cách 4-5 hàng gạch, phải trải lớp lưới thép dọc tường để liên kết các viên gạch với nhau.
- Trước khi xây nên ngâm gạch trong nước để gạch không hút nước từ vữa, từ đó nâng cao độ bền kết cấu và tăng độ kết dính với tường.
- Với trường hợp tường bao trong nhà có khung bê tông hoặc cốt thép thì có thể sử dụng gạch rỗng nhưng tránh quay ngang để lỗ gạch hướng ra phía ngoài tường vì sau một thời gian sử dụng, khi lớp vữa giảm chất lượng sẽ làm nước ngấm vào lỗ rỗng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Tường 10 là gì ?
Tường 10cm(tường 100mm) hay còn gọi là tường con kiến, tường 10 xây bằng một lớp gạch ống 4 lỗ có độ dày 8cm, tô trát tường mỗi bên 1.5cm nên có độ dày 11cm, được thi công có tác dụng như một tấm phiên, đóng vai trò bao che, hình thành khung và tường ngăn chia không gian bên trong nhà giúp tiết kiệm diện tích cho công trình. Tường bao không có tác dụng chịu lực mà chủ yếu là cột, dầm.
Ưu nhược điểm khi xây tường 10
1. Ưu điểm
- Tường 10 có ưu điểm là thi công nhanh, khả năng thoát nhiệt nhanh, không tốn kém nhiều vật tư xây dựng và tiết kiệm diện tích cho công trình. Trong gói thi công tiêu chuẩn thông thường cho nhà phố tất cả tường bao đều xây tường 10 một lớp. Tuy nhiên, tường 10 cũng có nhiều nhược điểm mà các gia chủ nên cân nhắc.
- Thứ nhất là tường 10 có khả năng chống nóng, chống ồn kém, có thể bị thấm nước chân tường và rạn nứt, xuống cấp nhanh, không đảm bảo về mặt an ninh. Tường 10 cũng chỉ phù hợp cho những nhà xây ít tầng, khối lượng nhẹ, tường bao được các nhà khác che chắn xung quanh.
- Bên cạnh đó, đối với các trường hợp nhà xây tường 10, nếu một trong các ngôi nhà xung quanh mà đào móng sẽ vô cùng nguy hiểm đến sự an toàn của ngôi nhà, nhẹ thì có thể bị lún, nặng thì nhà bị sập. Xây nhà tường 10 nhưng các cột phải làm bằng bê tông cốt thép nhằm thu tải trọng của ngôi nhà xuống các cột..
2. Nhược điểm
- Được biết, gạch xây tường đơn có kích thước phổ biến là 6,5 x 10,5 x 22cm. Sau khi trát vữa thì có độ dày trung bình là từ 110 – 120mm. Hình dung kích thước này ta có thể thấy tường 10 khá mỏng. Do vậy đây chính là nhược điểm của tường và gây ra những điểm hạn chế như:
- Khả năng chống ồn, chống ẩm kém: Đặc biệt ở những ngôi nhà mặt đường. Tường nhà sẽ rất dễ bị thấm nước, xuống cấp và rạn nứt.
- Xây nhà tường chịu lực với tường 10 kém vì kích thước tường nhỏ
Cách xây tường 10
- Tường 10 khá mỏng, thực tế dày khoảng 110mm, kết hợp cả lớp vữa trát 2 bên có thể lên tới 130-140mm nên khi xây cần chú ý đến độ thẳng đứng của tường, tránh để bị nghiêng, lệch hay vặn.
- Với tường 10 không bao gồm trát, tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch như sau: Số lượng gạch từ 55-70 viên, xi măng khoảng 5kg, cát 0,02-0,04m3. Nếu trát sẽ cần khoảng 12kg xi măng.
- Cần chú ý đến độ dày của mạch đứng là 10mm, mạch nằm là 12mm, tránh để mạch quá dày hay quá mỏng sẽ làm xô lệch tường.
- Xây cách 4-5 hàng gạch, phải trải lớp lưới thép dọc tường để liên kết các viên gạch với nhau.
- Trước khi xây nên ngâm gạch trong nước để gạch không hút nước từ vữa, từ đó nâng cao độ bền kết cấu và tăng độ kết dính với tường.
- Với trường hợp tường bao trong nhà có khung bê tông hoặc cốt thép thì có thể sử dụng gạch rỗng nhưng tránh quay ngang để lỗ gạch hướng ra phía ngoài tường vì sau một thời gian sử dụng, khi lớp vữa giảm chất lượng sẽ làm nước ngấm vào lỗ rỗng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.